Trung Quốc dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Mỹ
Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), Trung Quốc là quốc gia có số lượng du học sinh bậc Đại học tại Mỹ lớn nhất.
Năm học 2018-2019 Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có du học sinh theo học tại Mỹ với 369.548 sinh viên , chiếm 33,7% tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ; đồng thời tăng 1,7% so với năm trước đó.
Trong tổng số 369.548 sinh viên TQ du học tại Mỹ, có 40,29% học đại học, 36,1% sau đại học, 18,96% tham gia thực tập không bắt buộc và 4,65% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng.
Mặc dù nền giáo dục Trung Quốc ngày càng phát triển nhưng số lượng sinh viên Trung Quốc đến Mỹ du học ngày càng tăng trong nhiều năm qua. Mỹ luôn là quốc gia được lựa chọn hàng đầu khi các sinh viên Trung Quốc muốn đi du học tại nước ngoài.
Sinh viên Trung Quốc đã từng có thái độ bài Mỹ sau sự kiện quân đội Mỹ ném bom nhầm vào sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) trong chiến dịch tại Kosovo hồi năm 1999, và chính sách hạn chế cấp visa sau vụ khủng bố ngày 11/9 năm 2001 đã làm cho nhiều sinh viên Trung Quốc quyết định lựa chọn một nước khác hoặc cân nhắc ở lại học trong nước. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Mỹ có những thay đổi trong việc cấp visa cho sinh viên Trung Quốc. Thủ tục đã đơn giản hơn và thời gian chờ đợi ngắn hơn khiến số visa được chấp nhận tăng lên, và các trường đại học Mỹ lại đón nhận thêm ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc.
Sự lớn mạnh của nguồn nhân lực trở về từ nước ngoài giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
Cùng với đó nền kinh tế Trung Quốc cũng có nhiều chuyển biến tốt trong vòng 30 năm qua . Một trong những yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lớn mạnh của Trung Quốc chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc có dân số đông nhất trên thế giới nhưng lại luôn khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi vậy Trung Quốc đang lựa chọn xây dựng nguồn nhân lực trong đó đặt trọng tâm là phát triển nhân tài làm giải pháp vượt qua thách thức, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ, Trung Quốc cũng không quên thu hút nhân tài từ những du học sinh của mình đang học tập tại nước ngoài. Trước đây, tình trạng chảy máu chất xám diễn ra nhức nhối do các du học sinh Trung Quốc luôn cố tìm cách ở lại quốc gia sở tại để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng đó đang dần đảo ngược. Tất cả là nhờ nhiều biện pháp ứng phó mà Trung Quốc áp dụng, chẳng hạn như đối sách “Brain Loss, Brain Gain” , đối sách này nghĩa là chấp nhận chảy máu chất xám ban đầu để thu lại chất xám về sau, chính phủ khuyến khích học sinh du học và làm việc ở nước ngoài, thậm chí nhập quốc tịch hay kết hôn với người nước ngoài. Sau đó, nhờ khơi gợi niềm kiêu hãnh về bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc, kết hợp với đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt, Chính phủ đã vận động khá thành công lực lượng trí thức, doanh nhân mang tri thức khoa học, công nghệ cao và tư bản về nước. Hiện những ông lớn Trung Quốc tầm cỡ như Alibaba, Baidu, Tencent nổi tiếng với mảng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, đã hút được rất nhiều tài năng công nghệ gốc Hoa từ phương Tây trở về Trung Quốc làm việc . Những trí thức người Hoa trở về cùng những kiến thức và kinh nghiệm mà họ học tập, tiếp thu được ở nước ngoài và đem về quê nhà đã góp phần làm sinh động thêm nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Trung Quốc.
Nhìn chung, những trí thức Trung Quốc trở về nước đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở nước này. Những con số thống kê cho thấy, đa số người du học trở về làm việc trong các ngành giáo dục, khoa học, ngoại giao, ngoại thương, ngân hàng và tài chính. Nhiều người Trung Quốc đi du học trở về đã giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các ngành kể trên. Điều này không chỉ tạo ra những lợi ích kinh tế rất lớn mà còn mang lại cho Trung Quốc sự giảm bớt khó khăn về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ từ các quốc gia khác, cũng như ý đồ của nhà nước về tư tưởng phát triển công nghệ đã được dẫn dắt bởi nền kinh tế tri thức. Đây là một thành công vượt bậc của Trung Quốc trong việc đưa ra những bước đi hợp lý và thuyết phục trên con đường thực hiện tham vọng đứng đầu thế giới về khía cạnh sức mạnh tổng hợp quốc gia thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài và thu hút chất xám trở về.
Với sự tăng trưởng vượt bậc trong 30 năm trở lại đây ,hiện nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thị trường công nghiệp mới có quy mô lớn thứ 2 treen thế giới (sau Hoa Kì) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia ngay Hội thảo du học Mỹ online 2020 với diễn giả Michael Gamerl, hơn 25 năm trong lĩnh vực luyện thi SAT/ACT và tư vấn du học Mỹ. Đăng kí tại đây
Kiểm tra trình độ IELTS/TOEFL/SAT hoàn toàn miễn phí cùng American Study !