Sau khi đã chuẩn bị được chủ đề cho bài luận, bạn hãy trả lời câu hỏi theo cách mới lạ và để lại cái kết ấn tượng.
Bên cạnh GPA (điểm học trung bình 3 năm gần nhất), kết quả các bài thi chuẩn hóa (SAT, AP, ACT, TOEFL, IELTS…), các hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu, bài luận du học là yếu tố giúp ban tuyển sinh của trường đưa ra quyết định bạn có phù hợp với trường đại học đó hay không.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn du học Mỹ, American Study cung cấp cho bạn các bước từ chọn chủ đề viết đến cách viết bài và cuối cùng là kiểm tra lại bài viết.

Bài luận du học Mỹ là một trong 5 tiêu chí đánh giá quan trọng trong quá trình nộp hồ sơ du học Mỹ.
Bước 1: Chuẩn bị cho chủ đề bài luận
Bạn hãy thử tìm đáp án cho câu hỏi sau đây xem điều gì tốt hơn?
– Nghĩ ra một chủ đề thú vị và bỏ qua đề bài
– Đọc câu hỏi và chỉ nghĩ ra một hướng đi cho bài luận
Đáp án: mỗi thứ bạn cần làm một chút, nhưng trước hết, bạn phải làm quen với câu hỏi. Đọc đề bài nhiều lần nhưng đừng giới hạn bản thân với các ý tưởng. Bên cạnh viêc ghi nhớ đầu bài, hãy ghi lại tất cả trải nghiệm liên quan, chủ đề, câu chuyện của bạn. Việc chuẩn bị này giúp bạn chìm trong những ý tưởng và tìm ra được hướng đi khả thi nhất cho bài luận.
Quy tắc: Mọi ý tưởng đều nên được xem xét. Ghi lại mọi ý tưởng, suy nghĩ của bạn và không loại bỏ bất kỳ khả năng gì. Kể cả một số ý tưởng không tạo ra một bài luận hay, nhưng nó sẽ dẫn bạn đến với ý tưởng khác tốt hơn. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn:
– Bạn có sở thích, thú vui nào? Tại sao bạn lại thích làm điều đó?
– Bạn có khả năng gì đặc biệt?
– Ai là người có sức ảnh hưởng nhất với bạn? Người đáng nhớ nhất? Người thú vị nhất?
– Bạn đã làm những gì trong hè của 4 năm qua?
– Bạn đã có trải nghiệm đáng nhớ nào nhất với bố mẹ bạn? Anh chị em của bạn? Bạn thân của bạn? Thầy cô giáo của bạn?
– Điều gì khiến bạn đặc biệt?
– Bạn có niềm tin hay triết lý riêng của bản thân không?
– Thử thách, trở ngại khó khăn nhất bạn từng vượt qua?
– Bạn đã thể hiện khả năng lãnh đạo của mình khi nào và như nào?
Khi trả lời những câu hỏi trên, hãy tự do suy nghĩ về những điều liên quan và đừng giới hạn bản thân. Bên cạnh đó, hãy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ và thầy cô để chắc chắn bạn không bỏ sót điều gì.
Khi bạn hết ý tưởng, hãy nghỉ ngơi và làm viêc khác. Bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra ý tưởng đến vào lúc bạn không ngờ nhất. Việc tìm ra cảm hứng và phát triển ý tưởng nên diễn ra trong vòng một tuần.

Đừng ngại thể hiện bản thân trong bài luận.
Bước 2: Thu nhỏ phạm vi các chủ đề
Khi đã có một số chủ đề muốn viết, bạn hãy thu hẹp phạm vi. Lựa chọn chủ đề bài viết rất quan trọng và điều này phản ánh tính cách của bạn. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau khi xét đến luận điểm cho bài viết:
– Nếu chọn một chủ đề phổ biến (như du lịch, gia đình, thể thao), bạn đã có cách tiếp cận độc đáo khác với những thí sinh còn lại?
– Luận điểm mà bạn đưa ra đã có những ví dụ hay câu chuyện minh hoạ không? Bài luận của bạn cần phải bao gồm nhiều chi tiết cụ thể về những việc bạn đã làm hoặc trải nghiệm. Vì vậy đề tài hay, chất lượng nên viết về những chủ đề liên quan đến hoạt động hay thành tựu của bản thân.
– Chủ đề ấy có cho phép bạn phân tích kỹ càng một vấn đề không? Bài luận không chỉ là một bài thi viết mà là một bài kiểm tra về khả năng tư duy và hội đồng truyển sinh sẽ mong đợi điều đó ở bạn. Ví dụ, đã có một học sinh viết về việc bạn ấy ghét việc phải ôm người khác như thế nào. Mặc dù đây là một chủ đề khá mới lạ, nhưng nếu chỉ nêu ra những trường hợp mà bạn cố tránh cái ôm từ mọi người thì bài luận sẽ trở nên nhàm chán. Điều mang đến sự thành công cho bài viết ấy là phân tích lý do tại sao mình ghét việc ôm ấp.
– Bài luận của bạn liệu có sáng tạo? Hãy thử đặt bản thân vào vị trí của một nhà tuyển sinh đã đọc qua hơn 300 bài luận trước đó và bài văn của bạn là bài viết cuối cùng. Liệu bài viết của bạn có khơi gợi được sự hứng thú ở một con người vốn đã rất mệt mỏi? Hãy cố gắng giữ thái độ khách quan và tự hỏi bản thân có muốn đọc chính bài luận của mình không.
– Chủ đề hiện tại có thể hiện đúng bản chất con người bạn? Nó có ý nghĩa gì với bạn không? Thông qua bài luận người đọc có thể hiểu về con người, suy nghĩ hay đam mê của bạn?

Bài luận cần cho thấy bạn là người thú vị từ những chi tiết nhỏ nhất.
Bước 3: Trả lời câu hỏi theo cách mới lạ
Trong quá trình viết, bạn có thể sẽ nhận ra một vài luận điểm dù rất tiềm năng nhưng khi viết lại không đáp ứng kỳ vọng trong khi những cái khác lại có thể tạo thành một bài văn hay. Tuy nhiên, để xác định được một ý tưởng có đủ hay hay không, bạn phải thử viết nó ra.
Trước khi bắt đầu hoặc khi đang trong quá trình viết, bạn nên tham khảo mẹo nhỏ sau.
Là chính mình. Hãy để nhà tuyển sinh thấy con người thật của bạn, giải thích cho họ hiểu tại sao bạn lại suy nghĩ hay hành động như vậy. Chỉ chọn những chủ đề có ý nghĩa đối với bạn và nói theo cách riêng, đừng ngại bày tỏ những cảm xúc chân thật nhất.
Gây chú ý. Bắt đầu bài viết của bạn với một phần mở bài có thể gây bất ngờ cho người đọc và khiến họ muốn đọc nhiều hơn. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng việc miêu tả nỗi sợ với tiếng động lớn. Nhiều người ban đầu có thể lầm tưởng bạn đang kể về trải nghiệm của bản thân khi đi qua khu tập bắn để rồi sau đó ngỡ ngàng khi phát hiện ra bạn đang chia sẻ rằng mình sợ khi phải đến nha sĩ. Nhưng hãy nhớ, bạn không có nhiều không gian cho một bài miêu tả quá chi tiết, vì vậy hãy mở bài thật ngắn gọn mà vẫn đủ ý.
Thể hiện bản thân. Dù chủ đề bạn chọn là gì, bài viết nên bật mí cho người đọc suy nghĩ, mục tiêu hay tính cách của bạn.
Thu hút độc giả. Cố gắng khơi gợi sự tò mò của người đọc bằng cách đặt ra những câu hỏi mà họ sẽ muốn biết câu trả lời hay tình huống khó xử mà họ có thể đã trải qua. Điều quan trọng nhất là bạn cần khiến nhà tuyển sinh liên hệ được với phần cảm xúc trong bài luận của mình.
Đặt ra những câu hỏi hoặc tình huống thú vị. Đặt ra câu hỏi có thể khơi gợi trí tò mò. Nếu bạn nêu ra câu hỏi hoặc miêu tả tình huống khó xử mà bạn đã gặp phải, hãy tự hỏi người đọc có muốn biết kết quả từ những quyết định của bạn hay không.
Độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ. Hãy ví ngôn ngữ như một món đồ chơi và cứ thoải mái chơi đùa với nó. Hãy thử nghiệm với các đoạn hội thoại, thay đổi độ dài của các câu văn và đặt câu hỏi. Nếu bạn muốn dùng các từ lạ, cần chắn chắn mình dùng đúng. Thà bạn dùng những từ ngữ thông thường nhưng chính xác còn hơn mạo hiểm với ngôn ngữ mà bạn không hiểu rõ.
Tỏ ra hài hước. Bài văn của bạn sẽ gây ấn tượng với ban tuyển sinh nếu bạn có thể khiến họ cười. Tuy vậy, bạn cũng nên đặt ra giới hạn và đừng quên nhờ người khác đọc, cho ý kiến, bởi những câu đùa đôi lúc có thể không thật sự hợp lý trong một số hoàn cảnh.
Hàng năm ban tuyển sinh phải đọc hàng chục nghìn bài luận du học từ những học sinh xuất sắc khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, đừng ngại thể hiện bản thân, hãy cố gắng cho ban tuyển sinh những góc nhìn chân thực về bạn, hãy thể hiện bạn là người thú vị để bài luận khác biệt từ những chi tiết nhỏ nhất. American study chuyên luyện thi SAT/ACT/IELTS/TOEFL và tư vấn du học Mỹ. 4/5 học sinh của chúng tôi vào được các trường đh mà họ mơ ước. 100 % giáo viên Mỹ của American study tốt nghiệp các trường đại học top 10 -20 của Mỹ, có kinh nghiệm luyện thi và hướng dẫn viết luận xin học bổng để nộp vào các trường đh hàng đầu của Mỹ.
American Study – Nơi chắp cánh ước mơ du học Mỹ!
Email: americanstudy.info@gmail.com
Hotline: 096 410 2268 – 0912 170 676 – 0946 211 151
Fanpage Facebook: American Study
Địa chỉ:
– CS1: Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, 09 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
– CS2: Tòa nhà Viettel Complex, 285Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP. HCM