Thủ tục xin visa du học THPT Mỹ

Thủ tục xin visa du học THPT Mỹ

Hiện nay, nước Mỹ đã và đang tiếp nhận khoảng trên 1 triệu du học sinh tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân, việc hiểu rõ về thủ tục và chính sách visa (thị thực) mới của Mỹ cho những người không định cư là rất quan trọng, bởi những chính sách và thủ tục này thay đổi theo từng giai đoạn.

Dưới đây là một số thông tin thiết yếu trong thủ tục xin visa mà American Study muốn chia sẻ với học sinh Việt Nam ấp ủ mơ ước Du học Mỹ về tiêu chuẩn, các thủ tục cần thiết cũng như các hỗ trợ mà chúng tôi đem lại để con đường du học của bạn không còn xa.

1. Các loại thị thực và tiêu chuẩn

Thị thực F-1

Visa F1 được cấp cho các sinh viên có nhu cầu theo học các chương trình học chính quy tai Mỹ

Đây là loại visa phổ biến nhất trong các loại Visa cấp cho du học sinh tại Mỹ. Các sinh viên cấp visa F1 phải duy trì thời lượng khóa học tối thiểu cho chương trình học toàn phần. Đồng thời, Visa F1 cũng cho phép sinh viên có cơ hội làm thêm trong phạm vi trường học với thời lượng không quá 20 tiếng. Thêm vào đó, sinh viên có cơ hội được làm thêm một số công việc nhằm nâng cao kỹ năng thực hành (OPT) lên tới một năm sau khi hoàn thành khóa học. Các sinh viên được coi là hoàn tất khóa học trước ngày hết hạn trên mẫu I-20 (chứng nhận tình trạng xuất cư).

Điều kiện xin cấp visa F1:

Đây là loại được cấp cho sinh viên ghi tên vào trường Đại học hoặc chương trình học tiếng Anh. Đối với loại visa F-1, sinh viên phải hoàn thành các môn học tối thiểu bắt buộc để có thể trở thành sinh viên chính qui. Sinh viên có thể ở lại Mỹ thêm 60 ngày ngoài thời gian học để hoàn thành chương trình học.

Những người xin cấp visa F-1 phải chứng minh rằng họ có đủ dự trữ để trả cho tất cả chi phí của năm học đầu tiên và sẽ có những nguồn tài chính đầy đủ cho những năm tiếp theo của khoá học.

Để đủ điều kiện được xét visa F1 thì người nộp đơn phải đăng ký một chương trình học hoặc khóa học tiếng Anh toàn thời gian (tối thiểu 18 giờ/tuần) tại một trong những trường được Chính phủ Mỹ cho phép tiếp nhận du học sinh quốc tế. Người nộp hồ sơ phải chứng minh có đủ ngân sách để trang trải trong suốt thời gian học và dự định trở về nước sau khi hoàn tất chương trình. Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu khám sức khỏe và có tính cách phù hợp.

Thị thực M-1
Visa M1 được cấp cho những sinh viên có nhu cầu tham dự chương trình học nghề, không chính quy. Những người được cấp Visa M1 cho chương trình học nghề và chương trình chuyên môn không được phép làm việc trong quá trình học.

Điều kiện:

Những ứng viên xin cấp Visa M1 phải có chứng minh tài chính đầy đủ để có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn bộ thời lượng dự kiến sẽ theo học. Hệ thống Visa tại Mỹ khá rắc rối và phức tạp để xác định.

2. Các bước xin visa

  • Bước 1: Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS – 160).

Đây là loại hình visa online nên ngoài mẫu đơn điền trực tuyến thì Đại sứ quán Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ hình thức đơn nào khác, dù là đơn viết tay hay đơn đánh máy. Để được sắp lịch phỏng vấn bạn phải cung cấp được số mã vạch hiện ra trên trang chủ sau khi bạn hoàn thành việc đăng kí đơn online DS -160.

Mọi thông tin cá nhân bạn điền vào mẫu visa online DS-160 phải đảm bảo là chính xác. Bất kỳ thông tin sai lệch nào dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến bạn không được cho phép nhập cảnh vào Mỹ. Vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ và cẩn thận các thông tin điền vào mẫu đơn là chính xác và đầy đủ.  

  • Bước 2: Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.

Bạn cần thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thực không định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ, thanh toán bằng tiền tệ địa phương (khoảng 3.840.000 VNĐ) tại Bưu điện Việt Nam  gần nhất.

Sau khi bạn đã thanh toán phí xin thị thực, hãy lưu lại biên nhận của Nhân viên thu ngân tại Bưu điện Việt Nam cho hồ sơ của bạn. Không gì có thể thay thế được giấy này nếu bị mất. Bạn sẽ không thể đặt lịch hẹn mà không có số Tham chiếu CGI.

  • Bước 3: Lên lịch hẹn phỏng vấn.

Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:
+ Số hộ chiếu
+ Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực.

+ Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn

  • Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp
    Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn và biên nhận thanh toán phí xin Thị thực gốc. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

3. Các hồ sơ cần chuẩn bị

Khi xin Visa du học Mỹ (loại F hoặc M), bạn phải gửi giấy tờ sau:

Giấy tờ cần thiết:

+ Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160).

+ Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng. Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.

+ Hai ảnh (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây.

+ Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thực không định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ được thanh toán bằng tiền địa phương.

+ Mẫu đơn I-20 đã được chấp thuận từ trường học hoặc chương trình tại Hoa Kỳ.

+ Biên nhận thanh toán lệ phí của Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi (SEVIS).

+ Thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này.

Giấy tờ hỗ trợ:

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình, kế hoạch, dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn khi đưa ra quyết định.

+ Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ về tài chính, xã hội và gia đình đối với đất nước của bạn mà sẽ khiến bạn phải trở về quốc gia của mình sau khi chương trình học tập tại Hoa Kỳ kết thúc.

Ví dụ như bạn có dự đinh rõ ràng công việc mình sẽ làm sau khi du học, mối quan hệ với gia đình,…
+ Giấy tờ về tài chính và mọi giấy tờ khác mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ việc xin Thị thực và cung cấp bằng chứng tin cậy rằng bạn có đủ ngân sách sẵn có để thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên và rằng bạn có quyền sử dụng ngân sách đủ để chi trả mọi chi phí trong khi bạn lưu trú tại Hoa Kỳ. Đương đơn M-1 phải chứng minh khả năng thanh toán học phí và chi phí ăn ở trong toàn bộ khoảng thời gian dự định lưu trú của họ.

Ví dụ như:

Giấy xác nhận việc làm của ba / mẹ / học sinh + Hợp đồng lao động + Bảng lương

Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ của ba / mẹ / học sinh + Namecard.

Các nguồn tài chính khác:

Hợp đồng kinh tế

– Giấy tờ chủ quyền nhà / đất

– Hợp đồng thuê nhà / đất

– Giấy tờ sở hữu xe ô tô như cavet xe, sổ đăng kiểm…

– Hợp đồng góp vốn + Bảng chia lãi hàng tháng / quý

– Sổ tiết kiệm ngân hàng

– Giấy xác nhận có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bằng tiếng Anh (tài khoản có it nhất từ 30.000 USD trở lên).

Bản sao các bản sao kê ngân hàng sẽ không được chấp nhận trừ khi bạn cũng có thể xuất trình bản sao kê ngân hàng gốc hoặc sổ sách ngân hàng gốc.

– Nếu bạn được người khác tài trợ về tài chính, hãy mang theo bằng chứng về mối quan hệ của bạn với người tài trợ (chẳng hạn như giấy khai sinh của bạn), mẫu đơn thuế gốc gần đây nhất của người tài trợ và sổ sách ngân hàng của người tài trợ và/hoặc chứng nhận tiền gửi cố định.
– Các giấy tờ thể hiện sự chuẩn bị học tập. Các giấy tờ hữu ích bao gồm bản sao học bạ (ưu tiên bản gốc) có điểm số, chứng chỉ, chứng nhận  (trình độ A, v.v.), điểm SAT, TOEFL, v.v. và các bằng cấp.

4. Các lỗi thường gặp khi xin visa và lời khuyên của American Study

+ Hồ sơ cá nhân: Những sai sót về họ tên, ngày tháng năm sinh… sẽ dễ bị từ chối ngay và hẹn làm lại hồ sơ sau.Vì vậy hãy thật thận trọng và điền chính xác các thông tin này.

Luôn chú ý cần mang đầy đủ giấy tờ như đại sứ quán quy định, họ sẽ thấy mình chuẩn bị rất chu đáo và có ấn tượng tốt.

+ Khi đi phỏng vấn: Có rất nhiều trường hợp bị từ chối vì trả lời phỏng vấn không khớp với hồ sơ, trả lời sai vì không nghe rõ câu hỏi

Để tránh tình trạng này, hãy yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời câu hỏi.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý nói chân thật tất cả những thông tin về tình trạng của bản thân (đang làm gì, sống ở đâu, có người thân bên Mỹ không…). Vì đại sứ quán sẽ có cách điều tra ra được nên nếu mình nói thật hết, họ sẽ có ấn tượng tốt về người được phỏng vấn. Nếu họ phát hiện ra họ bị nói dối, có thể họ sẽ không chấp nhận cấp visa cho bạn và như vậy bạn sẽ có thể vào “hồ sơ đen” của đại sứ quán, gây bất lợi cho những lần xin visa về sau.

+ Ngôn ngữ cơ thể: Bên cạnh đó,hãy thể hiện được các kỹ năng sống, kỹ năng trả lời phỏng vấn, marketing bản thân cho người phỏng vấn hiểu bạn. Hãy giữ cho mình phong thái tự tin cũng như tạo một diện mạo lịch sự nhất.

5. Hỗ trợ của American Study

Với uy tín và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, American Study thấu hiểu những khó khăn mà học sinh Việt Nam phải đối mặt để chuẩn bị hành trang du học Mỹ. Chúng tôi:

+ Tư vấn các khóa học và học bổng du học phù hợp để con đường đến Mỹ trở nên gần hơn.

+ Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ hỗ trợ visa

+ Hỗ trợ thông tin về các chính sách xin visa và các tips để tạo hồ sơ ấn tượng

+ Săn học bổng du học – một lợi thế khi xin visa

+ Luyện phỏng vấn xin visa miễn phí.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ:

American Study – Nơi chắp cánh ước mơ du học Mỹ!

Email: americanstudy.info@gmail.com
Hotline: 096 410 2268 – 0912 170 676 – 0946 211 151
Fanpage Facebook: American Study
Địa chỉ: 
– CS1: Tòa nhà Yên Hòa Sunshine, 09 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
– CS2: Tòa nhà Viettel Complex, 285Cách mạng tháng 8, phường 12, quận 10, TP. HCM

Bình luận và đặt câu hỏi của bạn để AS giải đáp nhé !
Call Now ButtonHotline tư vấn 1-1