Các chuyên gia cho biết một bài luận đại học hay là một bài luận thể hiện được tiếng nói và tính cách của học sinh. Để có một bộ hồ sơ đại học hoàn chỉnh thì không thể nào thiếu bài luận cá nhân. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều gặp phải khó khăn trong việc viết và triển khai bài luận này. American Study đã tổng hợp một số mẹo và phương pháp để giúp bạn có một bài luận xuất sắc.
Bài luận phải thể hiện được cá tính bản thân
Karen Richardson, trưởng khoa tuyển sinh tại Đại học Tufts ở Massachusetts cho biết: “Chúng tôi thực sự cần lắng nghe suy nghĩ và nguyện vọng của học sinh để biết được họ điều họ thực sự mong muốn khi nộp hồ sơ vào trường. Nó không chỉ là về chủ đề học sinh chọn để viết, mà hơn hết là cách họ viết về chủ đề nó như thế nào. Chúng tôi khuyến khích học sinh thể hiện cá tính thật của bản thân để các nhà tuyển sinh cân nhắc và đưa ra lựa chọn chính xác”.
Các chuyên gia nói rằng bài luận nên thể hiện rõ suy nghĩ và cá tính của bản thân.
Monica Inzer, phó chủ tịch phụ trách quản lý tuyển sinh tại Hamilton College ở New York cho biết: “Một bài luận hay đối với tôi, nói chung, là một bài luận mà tôi có thể biết được điều gì đó về học sinh mà sẽ không có được ở bất kỳ đâu khác”.
Tuy nhiên việc tìm ra cá tính riêng của mình cũng là một thách thức lớn đối với học sinh. Ngoài ra, Monica cũng chia sẻ đa phần học sinh sẽ viết bài luận dựa trên hướng dẫn của giáo viên, thay vì họ tự bộc lộ suy nghĩ của mình. Một bài luận hay cần phải dựa trên những trải nghiệm cá nhân của chính học sinh, thể hiện được suy nghĩ, góc nhìn về cuộc sống với các nhà tuyển sinh.
Trên trang tuyển sinh của mình, Hamilton College tổng hợp các bài luận xuất sắc được viết bởi những sinh viên trúng tuyển vào trường. Một bài luận quá khuôn mẫu và khô cứng có thể làm mất đi giá trị và sự độc đáo trong tính cách của học sinh.
“Bạn có thể coi bài luận là linh hồn của một bộ hồ sơ xét tuyển. Mặc dù trên thực tế chúng tôi hiểu rằng phải mất nhiều năm học tập và rèn luyện chăm chỉ, nhiệt huyết để hoàn thiện một bộ hồ sơ nộp vào đại học, nhưng điều giúp hội đồng tuyển sinh hình dung về bạn sẽ như thế nào trong các lớp học, trong các câu lạc bộ cộng đồng của chúng tôi lại là tiếng nói và quan điểm của riêng bạn. Bài luận chính là nơi thể hiện điều đó rõ ràng nhất. Hội đồng tuyển sinh sẽ không tìm kiếm một quan điểm gì đó cụ thể trong bài bởi chúng tôi hiểu những gì được kể trong bài luận là những gì mà học sinh đó cho là thực sự quan trọng.”, Ellen Kim, trưởng khoa tuyển sinh đại học tại Đại học Johns Hopkins của Maryland cho biết.

Bài luận phụ cũng là một yếu tố quan trọng
Mặt khác, một số trường cao đẳng còn yêu cầu một bài luận phụ bên cạnh bài luận chính. Thông thường, các chuyên gia tuyển sinh lưu ý, những bài luận này ngắn hơn và tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi cụ thể do trường đặt ra.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà trường có thể nhấn mạnh bài luận phụ là ưu tiên hàng đầu. Đó là trường hợp tại St. John’s College, nơi có các cơ sở ở Maryland và New Mexico, Benjamin Baum, phó chủ tịch tuyển sinh của hệ thống St. John’s cho biết: “Chúng tôi gọi nó là bài luận phụ, nhưng trên thực tế, đó là bài luận quan trọng nhất mà học sinh sẽ viết trong bộ hồ sơ đăng ký”. Baum nói thêm rằng nó cho phép nhà trường điều chỉnh các câu hỏi cho ứng viên sao cho phù hợp với các chủ đề ưu tiên về học tập tại St. John’s.
Các chuyên gia cho biết các bài luận phụ thường khá ngắn, nhưng St. John’s College lại đi ngược xu hướng đó, yêu cầu bài luận phụ phải tối thiểu 400 từ. Đó là bởi nhà trường quan tâm đến việc thấy học sinh có thể viết dài với chủ đề đã chọn.
Trong khi St. Johns College yêu cầu trả lời câu hỏi một cách chuyên sâu, các trường khác lại coi trọng sự ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải giải quyết được vấn đề. Theo như một ví dụ được chia sẻ bởi Tufts, bài luận của học sinh có thể đưa người đọc từ tình yêu origami (nghệ thuật gấp giấy) đến niềm đam mê khoa học trong vòng chưa đầy 250 từ.
“Using a flimsy piece of printer paper, I remember folding my first paper crane. Reading instructions off a dusty origami book from my basement, my fingers fumbled with the paper, folding, unfolding, refolding, and possibly some frustration-induced crumpling. Nearly an hour later, with little creases scattered across its body and a misaligned beak, it was clear that origami wasn’t a natural talent of mine.
Despite its deformities, there was an endearing quality to the bird I couldn’t quite explain. After sixteen folds, it resembled the paper only in color and material. I would fold countless other designs, until my room was covered with creations from simple paper boats to intricate seven part lotus flowers.
The joy I found in origami lied in the fact that I had the freedom to invent anything; with each fold, creativity flowed through my fingers, converting curiosity of the potential of each fold into an irrepressible desire to create more. It is what motivated me to read about 2D kinematics to win a projectile motion challenge, and understand the chemistry behind qualitative analysis of cations for a lab.
Everything I could ever want to know and more is right at my fingertips. From the change in weight I feel in a moving elevator, to the chemical reactions that cause the plastic stars in my room to glow, science is a field that permeates every single aspect of life. I know my curiosity to understand the world around me nurtures my love for science.”
Richardson nói rằng một bài luận về chủ đề không điển hình như origami cho thấy rằng người viết sẵn sàng chấp nhận rủi ro để bày tỏ sở thích và quan điểm của mình, tạo được sức hút lớn.
“Origami không phải là một chủ đề điển hình cho một bài luận đại học, nhưng thông qua đó, nó đã thể hiện cho chúng tôi thấy được tính cách và con người cô ấy. Quá trình tạo ra những đồ vật không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như cô ấy mong muốn. Tuy nhiên, cô vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện nó. Bài luận đã cho chúng tôi thấy cô ấy là một người sẵn sàng chấp nhận những thử thách, trải nghiệm mới tại ngôi trường của chúng tôi. Điều đặc biệt ở đây là hình ảnh cô ấy sử dụng để thể hiện quan điểm của mình – tôi có thể hình dung ra những mảnh giấy nhàu nát trên sàn nhà và sự thất vọng hiện lên trên khuôn mặt của cô ấy sau những lần thất bại. Cuối cùng, cô ấy đã có thể gắn sự sáng tạo khi làm origami với sở thích học tập của mình”. Richardson viết trong một email.
Khi nói đến việc viết một bài luận tuyển sinh đại học – dù là luận chính hay luận phụ – các chuyên gia khuyên học sinh nên tuân theo các quy tắc trình tự: bày tỏ quan điểm của mình, viết về một chủ đề quan trọng đối với họ, chia sẻ tính cách, thể hiện bản thân và rà soát lại bài thật cẩn thận, Về điểm thứ hai, các chuyên gia khuyến khích học sinh nên chia sẻ bài luận với một người hiểu rõ về họ trước khi nộp bài.
Giáo viên, bạn bè và phụ huynh đều có thể là người đưa ra những lời khuyên hữu ích, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng cá tính của học sinh trong bài nên được giữ nguyên vẹn.
“Bài luận thực sự cần phải là tác phẩm của học sinh. Tôi khuyến khích học sinh yêu cầu những người gần gũi với họ đọc bài luận và hỏi “Bạn có biết bài luận này đang nói về tôi không?” Nếu không, đã đến lúc làm lại bài luận. Nhưng hãy chắc chắn rằng đó vẫn là con người của bạn”. Richardson nói.

Đừng quá áp lực
Inzer cũng khuyến khích học sinh không nên quá căng thẳng về bài luận và dành quá nhiều thời gian không cần thiết vào nó. Mặc dù một bài luận xuất sắc có thể nâng tầm ứng viên so với đa số nhưng chỉ mình nó thì không đủ để tạo ra đột phá mạnh mẽ trong bộ hồ sơ.
“Chỉ bài luận tốt thôi cũng sẽ không đủ để họ trúng tuyển; còn phải dựa trên nhiều yếu tố quan trọng khác như điểm số, chứng chỉ, sự nỗ lực và rất nhiều thứ khác. Tuy nhiên bài luận tốt có thể giúp họ tạo được ấn tượng tốt, trở thành ứng viên sáng giá giữa vô vàn những hồ sơ mạnh khác.”, Inzer nói.
Nguồn tham khảo: usnews.com